Làm Đồng Sơn Xe Là Gì?
Làm đồng sơn xe ô tô là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp bạn tân trang lại vẻ đẹp bên ngoài cho chiếc xế yêu của mình. Công việc này là phụ trách phần gò, hàn, chủ yếu là ở phần tole thân xe, hoặc đôi khi can thiệp vào gầm bệ. Đồ nghề thợ đồng là búa đe, kìm, kéo, mỏ hàn xì, mỏ hàn điện. Thợ đồng còn đảm trách việc tháo & lắp các chi tiết đồ rời dính vào thân xe khi đại tu như nắm tay cửa, kính, tay quay kính, các loại nút trên bảng điều khiển… Khi cần độ chế xe, khoét lỗ trên thân xe để lắp đặt đồ chơi thì thợ đồng thường phải tham gia vào.
Với tình hình giao thông như hiện nay tại Việt Nam và đặc biệt là các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội thì việc di chuyển trong thành phố luôn mất nhiều thời gian và khó khăn đối với mỗi người, và tất nhiên sự khó khăn đó lại càng tăng lên mỗi khi bạn muốn di chuyển bằng ô tô. Vì thế tai nạn hay va quẹt xe xầy trước trong lúc tham gia giao thông là điều khó tránh khỏi, hay đơn giản sau một quá trình sử dụng, xe của bạn sẽ dính phải những vết trầy xước hay lớp áo ngoài xuống cấp, mất màu hay bong tróc do thời tiết là điều vô cùng bình thường. Và làm đồng sơn là giải pháp cho những vấn đề trên, giúp bảo vệ chiếc xe của bạn.
Dàn Đồng là bộ phận quan trọng gánh chịu mọi tác động bên ngoài lẫn bên trong một chiếc xe. Do đó, người thợ cần phải có kinh nghiệm dồi dào và tay nghề “cứng cáp” mới đủ sức đảm nhiệm công việc phục hồi dàn Đồng.
Quy Trình Làm Đồng Sơn Xe Ford
1. Mài nhám chuẩn bị bề mặt
Chuẩn bị bề mặt là công việc cực kì quan trọng trong quy trình Làm Đồng Sơn Xe. Nếu bề mặt không được làm sạch và mài nhẵn thì lớp sơn sẽ không thể đẹp. Chuẩn bị bề mặt gồm các bước:
- Mài bốc sơn: Sử dụng nhám P80 bóc hết sơn những vùng bị trầy sướt, có tác động của đe búa.
- Phá mí và hạ mí: Sử dụng nhám P120 – P180 mài rộng vùng chân mí ít nhất 10mm, tạo độ bám dính cho các bước tiếp theo. Lưu ý, cần chà bề mặt đủ rộng để chuẩn bị cho bã matit.
- Vệ sinh bề mặt: Dùng súng khí thổi sạch bề mặt, sau đó dùng xăng lau đều lên bề mặt chi tiết. Như vậy, việc chuẩn bị bề mặt đã xong, chúng ta chuyển sang lớp chống gỉ.
2.Sơn Chống Gỉ
Khung xe ô tô đa số là kim loại, vì vậy cần một lớp chống gỉ để bảo vệ bề mặt kim loại bị ăn mòn. Quy trình sơn chống gỉ ô tô gồm:
- Pha sơn chống gỉ: Dụng cụ pha sơn gồm có cốc pha sơn, que quậy sơn, cân điện tử. Khi pha, anh em cần pha đúng tỉ lệ do nhà cung cấp đưa ra.
- Phun sơn chống gỉ: Dùng súng 1,5 mm phun một lớp lên bề mặt chi tiết. Anh em cần đảm bảo không phun lên lớp sơn cũ và phải sơn phủ kín thép.
- Sấy sơn chống gỉ: sấy khô khoảng 60 độ C trong 5 phút hoặc để khô tự nhiên từ 20-30 phút.
- Vệ sinh bề mặt chi tiết: Xịt xăng, dùng khăn sạch lau đều lại bề mặt để chuẩn bị làm matit
3.Xử lý vết lõm, biến dạng
Đối với vết lõm, biến dạng: thợ sử dụng máy hàn rút tôn, hệ thống nắn khung sườn cho những xe bị tai nạn, bộ đe, bộ đục, đột dấu,… Tùy vết lồi lõm nhỏ hay lớn mà thợ sẽ sử dụng công cụ dụng cụ chuyên biệt. Một số chỗ bị mục cho rỉ sét lâu ngày có thể được cắt ra và hàn vá lại.
4.Làm Bả Matit
Bả matit để điền đầy những khu vực bị thiếu và tạo độ đường nét phù hợp cho bề mặt. Bả mattit gồm các công đoạn sau:
- Trộn matit: Trước khi sử dụng, chúng ta cần trộn matit với chất đông cứng. Anh em cần trộn chính xác tỉ lệ theo chỉ định của nhà cung cấp.
- Bả matit: Làm matit thường từ 3 đến 4 lớp. Lớp đầu cần bả một lớp mỏng, ép chặt tay để tạo chân bám. Sau đó bả thêm để điền đầy khu vực bị hư hỏng. Lưu ý: không bả lên vùng chưa mài nhám.
- Kiểm tra điền đầy matit: dùng thước hoặc tay kiểm tra thật kĩ độ điền đầy của matit. Anh em cần kiểm tra nơi đầy đủ ánh sáng, có thể dùng đèn hoặc ánh sáng mặt trời.
- Sấy Matit: dùng đèn hồng ngoại sấy trong thời gian 15 – 20 phút ở nhiệt độ 60 độ C.
- Phủ mực phủ: dùng mút xốp đính mực phủ xoa đều trên bề mặt bã matit.
- Chà matit (thanh chà): chà nhám P80-P240 trên bề mặt matit, lần nhám tiếp theo mở rộng dần, chà theo nhiều hướng khác nhau. Lưu ý: cần tránh để lại vết xước nhám.
- Kiểm tra lại bề mặt: đánh dấu những khu vực bị lỗi để xử lý, sơn lại chống gỉ nếu chà hở thép.
- Chà matit (máy quỹ đạo): cần chà nhiều hướng khác nhau, bề mặt máy luôn vuông góc với chi tiết.
- Vệ sinh bề mặt chi tiết: dùng súng khí thổi sạch bề mặt chi tiết, xịt xăng, dùng giẻ sạch lau đều bề mặt chi tiết.
5.Sơn Lót Bề Mặt
Sơn lót bề mặt bước không thể thiếu trong quy trình làm đồng sơn xe . Sơn lót bề mặt giúp chống độ hút của matit, tăng cường độ của màu, giúp nước sơn đẹp và hoàn hảo hơn.
- Che chắn chi tiết: lật ngược mí khi che chắn, tránh tạo gờ, khoảng cách che chắn cách khu vực 20-25 cm. Lưu ý: che chắn toàn bộ khu vực không sửa chữa, không dùng giấy báo để che chắn.
- Pha sơn lót: pha theo tỉ lệ hướng dẫn của sản phẩm.
- Phun sơn lót: Dùng súng 1,5, áp suất khí 1,3 – 1,5 bar, phun 2 đến 3 lượt theo thứ tự nhỏ dần. Mỗi lần sơn cách nhau 3 – 5 phút.
- Sấy sơn lót: sấy trong vòng 15 phút ở nhiệt độ khoảng 60 độ C.
- Kiểm tra và xử lý lỗ mọt: Dùng mắt quan sát bề mặt chi tiết sơn lót, kết hợp với ánh sáng để tìm ra những lỗi bề mặt. Dùng dao bả ép chặt các khu vực có lỗ mọt.
- Phủ mực phủ: Dùng mút xốp đính mực phủ xoa đều trên bề mặt bả matit. Dùng mực để kiểm tra bề mặt thường xuyên.
- Chà sơn lót (Thanh chà): Chà nhám P240 chỉ trên bề mặt matit, cấp nhám tiếp theo mở rộng dần, chà theo nhiều hướng khác nhau.
- Chà sơn lót (máy quỹ đạo): Xoa nhiều hướng khác nhau, bề mặt máy luôn vuông góc với chi tiết. Nếu chà hở matit, cần sơn lót lại.
- Vệ sinh và kiểm tra chi tiết: Dùng súng khí thổi sạch bề mặt chi tiết; Xịt xăng lau, dùng giẻ sạch lau đều trên bề mặt chi tiết.
6.Phun Màu
- Che chắn chi tiết: tương tự như lần che chắn trước, cần lật ngược mí đối với khu vực sơn dặm, che chắn toàn bộ khu vực không sửa chữa.
- Pha màu sơn: Đây là công việc quan trọng nhất trong quy trình sơn sửa ô tô. Bạn cần xác định code màu, sau đó tìm công thức và pha chính xác tỉ lệ cần thiết. Bạn cần kiếm tra và thử thật kỹ trước khi chính thức phun lên xe.
- Sử dụng giẻ dính bụi: Lau toàn bộ bề mặt đã được chà nhám hoặc phun sơn.
- Điều chỉnh súng sơn màu: Sơn màu áp suất khí (1.8 -2.0 bar), lượng sơn (2 -2.5 vòng), độ xòe (2 -2.5 vòng). Lưu ý: Kiểm tra súng trước khi rót sơn vào và loại súng khi điều chỉnh.
- Sơn màu ô tô: Độ chồng đè lớp sơn 50%, cách lượt phun 3 -5 phút, khoảng cách 20cm, luôn giữ súng vuông góc với bề mặt.
7.Sơn Bóng
- Sơn bóng ô tô: tương tự như sơn màu.
- Sấy chi tiết: thiết lập nhiệt độ sấy khoảng 60 độ, sấy từ 25-30 phút. Cần kiểm tra nhiệt độ phỏng sấy thường xuyên để tránh rộp, chân kim.
- Đánh bóng: Dùng cục mài sửa lỗi bụi sơn (nếu có); Phét lượng xi mỏng trên bề mặt (30- 30cm), đi nhẹ máy trên bề mặt rồi mới qua.